MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THỦNG LỐP CHỦ ĐỘNG TRONG THỰC TIỄN

Tin tức
Tóm lược: Bài viết này sẽ tổng hợp, đánh giá một vài giải pháp công nghệ chống xẹp phổ biến đang được áp dụng trên lốp xe những năm gần đây như: run-flat, lốp bơm keo tự vá và lốp tráng keo. Từ đó đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp và phạm vi áp dụng trong thực tiễn.
Từ khóa: Keo tráng lốp chống đinh, keo tự vá lốp, lốp chống đinh, Rhinotirepanama, polymer RhinoPlex
I. Tổng quan
Lốp xe được xem là một trong các thành phần quạn trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an toàn cũng như vận hành ổn định của mỗi chiếc xe. Theo dữ liệu từ cục quản lý an toàn giao thông Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 11.000[1] vụ tai nạn có nguyên nhân từ lốp xe (lốp non hơi, lốp mòn, nổ lốp,…), do vậy lốp xe vẫn luôn dành được sự quan tâm của các nhà thiết kế cũng như các đơn vị nghiên cứu phát triển sản phẩm phụ trợ nhằm nâng cao mức độ an toàn.
Lốp bị thủng
Hình 1. Lốp xẹp (thủng lốp)- một trong các lý do căn bản dẫn đến các tai nạn có nguyên nhân từ lốp
Nếu như việc trang bị hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) là bắt buộc tại một số nước phát triển thì ở trong nước đây lại là một tùy chọn. Hiểu được sự cần thiết của hệ thống giám sát áp suất lốp, những năm gần đây có một lượng lớn người dùng đã tự trang bị thêm cho mình hệ thống này. Việc giám sát áp suất lốp và đưa ra các cảnh báo ngay lập tức cho lái xe để có các hành động kịp thời là hữu ích và rất cần thiết, tuy nhiên khi đối diện các vấn đề xẹp lốp từ nhiều nguyên nhân khác nhau (trong đó có sự góp mặt không nhỏ từ vấn nạn đinh tặc) luôn gây ra những nguy cơ mất an toàn cho lái xe và hành khách, đồng thời làm mất nhiều thời gian để thay thể hoặc xử lý lốp giữa đường. Trong đó không ít trường hợp số lốp cán đinh cùng lúc vượt quá số lốp dự phòng sẽ phải gọi cứu hộ cẩu xe về trạm sửa gây lãng phí lớn về thời gian và tiền bạc.
II. Một số giải pháp để chống xẹp lốp chủ động
Nhằm khắc phục vấn đề thủng lốp xe để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành phương tiện, một số giải pháp đã được triển khai áp dụng trong thực tế những năm qua bao gồm: sử dụng dung dịch keo tự vá, sử dụng lốp RUN-FLAT và sử dụng lốp tráng keo (còn gọi là tráng keo chống đinh cho lốp). Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng phương pháp này như sau:
  1. Tráng keo chống đinh cho lốp (sử dụng lốp tráng keo)
Công nghệ tráng keo chống đinh thực chất là sử dụng máy láng thêm một lớp keo bảo vệ lên bề mặt phía trong của lốp với độ dày từ 3-5mm. Keo tráng là hợp chất polymer RhinoPlex ở dạng cô đặc, sau khi cho vào lò gia nhiệt trong máy tráng, hợp chất này chuyển sang dạng lỏng, tiếp theo hợp chất này được đưa qua đầu phun trong buồng máy ly tâm vi sai và rải đều từng lớp lên bề mặt trong của lớp tương tự cách làm việc của máy in 3D. Sau khi tráng xong lớp keo này được làm nguội và trở về trạng thái cô đặc như ban đầu, tiếp theo lốp được đem lắp trở lại xe. Khi xuất hiện lỗ thủng do cán phải đinh hoặc các vật sắc nhọn, dưới sức nén của không khí, loại keo này sẽ tự động trám và bịt kín lỗ thủng, khiến cho bánh xe không bị xẹp xuống.
Lốp được bảo vệ bằng lớp keo chống đinh
Lốp được bảo vệ bằng lớp keo chống đinh
Hình 2. Lốp tráng keo chống đinh có khả năng tự làm lành vết thủng
Công nghệ tráng lốp này có thể sử dụng cho mọi loại xe (ô tô và xe máy sử dụng lốp không săm). Đặc biệt khả năng chịu đinh của lốp xe là vĩnh viễn với đường kính của vết thương không quá 6mm.

Máy tráng lốp Thitek

Hình 3. Hình ảnh thực tế máy tráng keo và lốp xe đã được tráng keo
Phương pháp tráng lốp chống đinh là một phương pháp hiệu quả giúp chống lại tình trạng đinh tặc lộng hành như hiện nay.
+ Ưu điểm của công nghệ tráng keo chống đinh:
– Có thể tráng cho mọi loại lốp xe ô tô xe máy (chỉ cần đáp ứng yêu cầu là loại lốp không săm);
– Ngay lập tức bịt kín lỗ thủng khi xe cán phải đinh hoặc các vật nhọn dù vật nhọn đã được tháo gỡ hay vẫn đang gim trong lốp, chống rò hơi tức thời bảo vệ lái xe an toàn;
– Không phải thay lốp mới kể cả khi đã bị thủng nhiều lần, đây là một đặc điểm nổi bật của công nghệ tráng lốp này;
– Lốp sau khi tráng giữ được sự cân bằng động hoàn hảo do các lớp tráng được dàn đều nhờ máy tráng ly tâm vi sai, vận hành cùng nguyên lý máy CNC  trong công nghiệp (cơ khí chính xác);
– Có nhiều loại keo tráng đảm bảo chất lượng từ các hãng uy tín, không gây ăn mòn, mục lốp và vành như các loại keo trôi nổi trên thị trường;
– Tốc độ lão hóa của keo thấp và có thời gian bảo vệ lốp tương đương tuổi thọ của lốp xe;
+ Nhược điểm của công nghệ tráng keo chống đinh:
– Người dùng không thể tự mua về và thi công do cần phải có máy móc công nghiệp và có nghiệp vụ được đào tạo;
– Thời gian thi công dài, trung bình một xe (4 lốp) cần khoảng 1-2 giờ vận hành máy tráng lốp chưa kể thời gian tháo lắp, ra vào lốp và chờ đợi. Do vậy khách hàng thường mất một buổi đến một ngày để sử dụng dịch vụ này.
– Chi phí tương đối lớn, tùy thuộc vào kích cỡ lốp mà chi phí tráng keo một lốp có thể từ 300 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng/lốp.
  1. Sử dụng lốp RUN-FLAT
Lốp run-flat là lốp xe được thiết kế để chống lại tác động của xì hơi khi bị thủng, cho phép xe tiếp tục được lái ở tốc độ thấp (dưới 80km/h) trong khoảng cách giới hạn (dưới 80km). Lần đầu tiên được phát triển bởi nhà sản xuất lốp xe Michelin vào những năm 1930, lốp run-flat được giới thiệu ra thị trường đại chúng vào những năm 1980 và đến năm 1994 thì xuất hiện trên một vài mẫu xe đầu tiên. Lốp Run-flat là một trang bị tiêu chuẩn của hầu hết các dòng xe BMW, trừ dòng M Series. Dù có nhiều ưu điểm về tính năng linh hoạt và thiết thực nhưng không phải xe nào cũng thích hợp với lốp Run-flat bởi loại lốp này đòi hỏi phải kết hợp với hệ thống treo sao cho phù hợp.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại lốp Run-flat chính bao gồm:
Lốp tự hỗ trợ (Self-Supporting): đây Là loại có thành lốp được làm từ cao su cứng và bền, nó là loại có khả năng chịu được toàn bộ trọng lượng của xe khi áp suất lốp xe bất ngờ “hạ” xuống mức thấp nhất. Loại lốp xe này thường đi kèm với hệ thống theo dõi áp suất lốp xe (vốn là trang bị tiêu chuẩn trên các mẫu xe mới) nhằm cập nhật tình hình lốp xe theo thời gian thực để người lái nắm được một cách chi tiết.
Hinh4
Hình 4. Cấu tạo lốp RUN-FLAT loại Self-Supporting
Lốp phụ trợ (Auxiliary Supported) Lốp phụ trợ thì không sử dụng cao su cứng và bền. Nó chỉ là sự kết hợp với một bộ vành đặc biệt và bên trong được gia cố bằng một vòng chịu được trọng lượng của xe với một lốp có cấu tạo như các lốp thông thường.
Hinh5
Hình 5. Cấu tạo lốp RUN-FLAT loại Auxiliary Supported
Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của loại lốp RUN-FLAT:
+ Ưu điểm của lốp RUN-FLAT:
– Rất an toàn: Lốp Run-flat sẽ hạn chế được những tình huống tai nạn so lốp xe bị rò rỉ, bất ngờ đâm thủng. Việc mà lốp xe của bạn vẫn vận hành tốt sau khi bị đâm thủng sẽ giúp cho người điều khiển làm chủ tay lái. Khả năng đặc biệt này có vai trò khá quan trọng khi xe của bạn gặp sự cố vào ban đêm, đường vắng vẻ hoặc không có điều kiện dừng xe để xử lý vấn đề.
– Tiết kiệm được 1 phần nhiên liệu, tạo không gian rộng rãi: Không cần phải mang theo lốp dự phòng, đồ nghề để thay lốp dự phòng sẽ giúp chiếc xe của bạn giảm được 1 phần trọng lượng, tiết kiệm nhiên liệu vận hành, tạo môt không gian rộng rãi và sớm kết thúc chuyến đi dù xảy ra sự cố.
+ Nhược điểm của lốp RUN-FLAT:
Ngoài những ưu điểm và tính sự thực dụng cao thì lốp vẫn có nhiều nhược điểm khiến nó không được phổ biến rộng rãi và thay thế hoàn toàn cho lốp thường:
– Chi phí cao: Theo như số liệu thống kê, giá của lốp xe Run-flat cao hơn lốp thường từ 30%-40%. Bên cạnh đó, thì lốp Run-flat nặng hơn lốp thường nên mức tiêu hao nhiên liệu của xe sử dụng lốp Run-flat sẽ cao hơn 1%, đây cũng chỉ là mức chi phí không hề nhỏ đối với những người thường xuyên lái xe đường dài.
– Khó hoặc không thể phục hồi khi bị đâm thủng: Do nó được thiết kế để có thể chịu được trọng lượng của chiếc xe khi áp suất lốp bằng 0 nên thành lốp sẽ dễ dàng bị tổn hại và khó phục hồi lại. Phía nhà sản xuất khuyến cáo người sử dụng nên thay mới lốp, không nên tái sử dụng lốp đã bị thủng, rách.
– Không phù hợp để lắp đặt vào các xe không được thiết kế để sử dụng lốp RUN FLAT do hệ thống treo không phù hợp.
  1. Sử dụng dung dịch keo tự vá
Keo tự vá là một loại chất kết dính dạng Polyvinyl Alcohol được sản xuất chủ yếu từ thành phần cao su non, Dioxit Silic, Cacbonnat Canxi… Khi bơm vào lốp xe ô tô, theo lực ly tâm của bánh xe lúc di chuyển, keo tự vá sẽ trám đều mặt trong của lốp.
Khi lốp xe đột ngột bị vật sắt nhọn đâm thủng, áp suất khí bên trong lốp xe sẽ đẩy dòng keo nhanh chóng tràn và trám kín lỗ thủng. Phần keo tràn kín lỗ thủng khi gặp không khí bên ngoài sẽ tự khô lại đóng vai trò như một nút cao su bịt kín lỗ thủng, ngăn khí thoát ra. Có thể thấy, tác dụng chính của keo tự vá lốp ô tô đó là tự vá thông minh khi xe bị thủng lốp, từ đó duy trì áp suất ổn định bên trong lốp xe, giúp xe có thể vận hành bình thường.

 

 

Keo tự vá
Hình 6. Bơm keo tự vá vào trong lốp
+ Ưu điểm của phương pháp sử dụng keo tự vá
– Ngay lập tức bịt kín lỗ thủng khi xe cán phải đinh hoặc các vật nhọn dù vật nhọn đã được tháo gỡ hay vẫn đang gim trong lốp, chống rò hơi tức thời bảo vệ lái xe an toàn;
– Dễ dàng thi công, người dùng có thể tự mua và tự làm không cần đến các gara ô tô;
– Giá thành rẻ, chi phí cho mỗi lốp dao động khoảng vài chục ngàn đồng đến hơn 100 ngàn đồng tùy loại keo;
+ Nhược điểm của phương pháp sử dụng keo tự vá
– Dung dịch keo dạng lỏng dễ rơi rớt bám vào vành, ngoài ra keo lỏng không cố định về mặt hình học có thể làm giảm tính cân bằng động của lốp khi di chuyển ở tốc độ cao;
– Thành phần chính trong keo tự vá lốp ô tô là cao su non chứa nhiều Amoniac, là một chất có thể ăn mòn kim loại, gây mục sét vành xe [2].
III. Kết luận
Thông qua việc tổng hợp và đánh giá ưu nhược điểm của một số giải pháp chống thủng lốp chủ động đang được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho thấy về cơ bản có thể chia ra thành hai nhóm chính, trong đó:
– Nhóm thứ nhất là sử dụng lốp RUN-FLAT được thiết kế sẵn theo một số dòng xe cao cấp, đây là giải pháp hoàn chỉnh tuy nhiên hầu như người dùng không thay đổi được đối với các dòng xe chưa được trang bị sẵn tính năng này do đòi hỏi hệ thống treo của xe phải được thiết kế đáp ứng từ đầu.
– Nhóm thứ hai là xử lý lại bề mặt phía trong đối với các lốp xe thông thường bằng cách tráng một lớp keo tự vá hoặc bơm dung dịch keo tự vá. Trong nhóm thứ 2 này thì giải pháp tráng keo cho lốp bằng máy đáp ứng tốt hơn về yêu cầu kỹ thuật đảm bảo độ cân bằng động của lốp sau khi thi công, keo sau khi tráng được dính cố định trên mặt lốp không tự do di chuyển, không rơi rớt và dính vào vành, không gây hư hại vành như loại keo tự vá dạng lỏng và cho phép lốp có thể sử dụng bình thường ngay cả khi đã từng bị thủng nhiều lần.
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.thehealthyjournal.com/faq/how-many-deaths-are-caused-by-tires
[2] https://danchoioto.vn/keo-tu-va/
Array

Tin liên quan